Để tiếng đàn của mình nghe thật cool ngầu không bị giật cục thì một việc rất quan trọng chúng ta cần phải làm là tập chuyển hợp âm nhanh, chính xác và mượt. Việc chuyển nhanh giữa các hợp âm trong khi vừa quạt chả hoặc tỉa thường rất khoai đối với những bạn mới bắt đầu học đàn guitar.
Vậy công thức giúp bạn chuyển hợp âm nghe hay hơn là gì? Hãy cùng Guitar Zone tìm hiểu 10 thủ thuật giúp bạn chuyển hợp âm nhanh, chính xác và mượt hơn nhé!
Lưu ý: Việc luyện tập thật nhiều kết hợp sử dụng 10 thủ thuật bạn sắp được học dưới đây sẽ cho một kết quả hoàn hảo.
1) Giữ ngón tay của bạn thật gần với dây đàn khi chuyển hợp âm
Câu chuyện ở đây rất đơn giản. Bạn di chuyển ngón tay càng ít, thì bạn chuyển hợp âm sẽ càng nhanh. Ngón tay của bạn càng yếu thì càng xa dây đàn, chúng sẽ di chuyển khi bạn thay đổi hợp âm. Rất khó để ý ngón tay bạn bị nâng lên cao tới mức nào trong khi đánh đàn.
Hãy thử tập bài tập sau: Tập vừa đánh đàn vừa chuyển giữa 2 hợp âm mở, chẳng hạn G và E. Để ý nếu ngón tay bạn rời xa so với dây khoảng 2cm lúc chuyển hợp âm, bạn cần chỉnh cho ngón tay bạn gần lại.
Điều này sẽ mất thời gian để làm quen. Nhưng nó sẽ giúp bạn nhớ tốt và ngón tay khỏe hơn. Hãy cố gắng luyện tập thường xuyên nhé.
2) Không vội vàng
Hãy tập chuyển hợp âm thật chậm. Mặc dù nhiều người nghĩ rằng phải chơi nhanh mới là pro. Nhưng sự thật là phải học cách chơi thật chậm thì mới có thể chơi nhanh được. Khi dạy học sinh của mình tôi hay hướng họ liên tưởng tới việc học đi. Bạn phải học bò, học đi rồi mới học chạy được. Việc chơi chậm sẽ giúp bạn nhớ tốt hơn, ngón tay khỏe hơn và dễ dàng kiểm soát được tình hình.
Hãy tăng dần tốc độ khi bạn tập luyện. Việc này sẽ giúp bạn cải thiện dần tốc độ chuyển hợp âm. Nhưng bạn cần nhớ là phải tập được chậm rồi mới tăng tốc độ dần lên nhé.
*Mẹo: Luôn sử dụng metronome trong quá trình luyện tập(đọc thủ thuật số 6). Tuân thủ việc tăng dần thời gian chứ không nên nhảy cóc nhé các bạn.
3) Đặt ngón tay từng dây một
Đây là một bước nhỏ nhưng nó cũng sẽ giúp bạn nhớ hợp âm tốt hơn. Đừng vội vàng đặt tất cả các ngón tay của bạn cùng một lúc khi học một hợp âm mới. Hãy chia nhỏ hợp âm ra. Hãy đặt các ngón tay của bạn trên từng dây một nếu bạn cảm thấy hợp âm mới khó nhớ. Gảy từng dây từ trên xuống hoặc từ dưới lên.
Ví dụ: Với thế bấm hợp âm Sol trưởng(G): Bạn hãy thử đặt tay hai nốt ở dây 5 và dây 6(nốt G và B) và đánh thử trước. Rồi đặt ngón tay cho dây 1(nốt G).
4) Đặt ngón tay cho dây bass trước
Thường thì khi chơi dù là rải hợp âm hay quạt thì tay phải của chúng ta cũng thường đánh từ trên xuống. Vì thế để chuyển hợp âm được mượt thì chúng ta phải đặt được ngón tay ở những dây bass của hợp âm trước. Đặt từ dây bass trên cùng xuống dưới. Nốt bass trên cùng thường là nốt gốc của một hợp âm(root note).
Trong những hợp âm mở thông dụng, thường thì chúng ta sẽ học các hợp âm có nốt gốc nằm trên 3 dây bass(6, 5 và 4) trước. Hình dưới đây là thế bấm mở của hợp âm đô trưỏng(C). Nốt gốc của nó nằm trên dây La(A):
5) Tìm dây chung giữa hai hợp âm
Một số hợp âm có các nốt được chơi trên cùng một dây khi chuyển qua lại giữa chúng. Việc chuyển hợp âm giữa D và E như hình dưới đây là một ví dụ điển hình. Hai thế bấm này dùng chung ngón số 1(ngón trỏ). Giữ tư thế của ngón dùng chung khi bạn chuyển qua lại giữa các hợp âm. Hãy thử bài tập dưới đây:
- Đặt tay cho hợp âm mi trưởng(E).
- Quạt xuống một cái với hợp âm mi trưởng sau đó chuyển ngay lập tức sang hợp âm rê trưởng(D) và quạt xuống 1 cái.
- Thực hiện chuyển 4 lần như sau:
E-xuống-D-xuống- E-xuống-D-xuống– E-xuống-D-xuống- E-xuống-D-xuống - Ở lần chuyển hợp âm thứ 4 hãy để ý ngón trỏ của bạn khi chuyển từ E về D.
Nó nâng khỏi dây G(dây 3) đúng không?
Không nên làm như vậy.
Cách khắc phục: Trượt ngón trỏ của bạn lên và xuống ở dây thứ 3, không nhấc ngón tay lên khi bạn chuyển giữa E và D. Từ nay nếu gặp bài hát nào có chuyển từ D về E hoặc ngược lại thì bạn hãy sử dụng cách này.
Điều này sẽ giúp cho việc chuyển hợp âm diễn ra nhanh hơn, mượt mà và nét hơn.
6) Sử dụng máy đếm nhịp (metronome)
Nếu bạn chưa sử dụng vũ khí bí mật này trong lúc tập luyện thì hãy sử dụng nó đi nhé! Bạn có thể sử dụng một chiếc máy đếm nhịp hoặc ứng dụng Pro Metronome trên smartphone. Bạn chọn loại nào cũng được, miễn là đừng có lười tập.
Làm sao mà biết được việc chuyển hợp âm của bạn có tiến triển về tốc độ hay không nếu không dùng một công cụ đếm nhịp?
Việc sử dụng metronome không chỉ giúp bạn giữ nhịp, kiểm soát tốc độ, khi bạn sử dụng hợp lý, nó sẽ đảm bảo giúp bạn không tăng tốc độ quá sớm. Chỉ riêng lợi ích này sẽ giúp bạn chuyển hợp âm mượt mà và nhanh hơn.
7) Phương pháp đóng băng(Frezee): Giữ nguyên thế tay, nhấc ngón tay lên và đặt xuống.
Khi học một hợp âm mới bạn sẽ đặt từng ngón một. Lúc đầu thì không vấn đề gì, nhưng sớm muộn bạn sẽ nhận ra rằng nó làm bạn chậm đi.
Việc chuyển hợp âm của bạn sẽ trở nên nhanh chóng và dễ dàng khi bạn có thể dùng ngón tay để đánh các dây cùng một lúc. Vậy, làm thế nào để làm điều này? Phương pháp đóng băng(Frezee) chính là câu trả lời.
Khi thực hiện các bài tập sắp tới, hãy tiết kiệm thời gian học của bạn bằng cách ghi lại các clip tiến trình tập luyện của bạn bằng điện thoại hoặc máy tính bảng. Hãy là giáo viên chủ nhiệm của chính mình.
Bài tập đóng băng:
- Đặt tất cả các ngón tay của bạn trên một hợp âm mà bạn đang học. Chọn một hợp âm mới mà bạn chưa học hoặc chưa thuộc.
- Từ từ nhấc các ngón tay của bạn ra khỏi dây đàn. Sau đó cố gắng đóng băng các ngón tay của bạn theo thế bấm của hợp âm. Chú ý không nhấc ngón tay ra xa quá 1cm so với dây.
- Đặt ngón tay của bạn trở lại trên dây. Hãy cố gắng để các ngón tay của bạn chạm vào dây cùng một lúc.
- Hãy để ý sao cho nốt ở dây trên cùng của hợp âm được đánh trước. Bạn cần tiếp tục nhấc các ngón tay ra khỏi hợp âm và đặt lại cho đến các dây được đánh chính xác cùng một lúc.
“Mục tiêu là có thể nhấc ngón tay của bạn ra xa phím đàn nhất có thể và có thể nhanh chóng (& chính xác) đặt các ngón tay của bạn xuống trở lại.”
Câu hỏi thường gặp – Tôi sẽ làm việc này trong bao lâu, và bao nhiêu lần?
Câu trả lời là: hãy làm càng nhiều càng tốt. Nếu bạn mới tập chơi hãy thử làm như sau:
- Chọn 3 hợp âm mà bạn cần cải thiện.
- Gán một trong những album yêu thích của bạn vào
- Ở bài hát đầu tiên, hãy thực hành phương pháp đóng băng với hợp âm thứ nhất.
- Ở bài thứ hai, thực hành phương pháp đóng băng với hợp âm thứ hai.
- Ở bài thứ ba, thực hành phương pháp đóng băng cho hợp âm thứ ba.
Để vượt qua thử thách, bạn hãy tập đi tập lại nhiều lần. Các bạn tập khoảng 25 phút nhé.
Xin chúc mừng! Bạn đã tiến thêm một bước trên hành trình chinh phục khả năng chuyển hợp âm thuần thục.
8) Lặp lại
Thủ thuật này tương tự như Phương pháp Freeze đã trình bày ở trên, ngoại trừ việc thực hành trên hai hợp âm.
Chọn một cặp hợp âm mà bạn thấy khó chuyển. Mục đích là làm cho cặp hợp âm này trở thành những người bạn tốt nhất và thay đổi nhịp nhàng giữa nhau một cách dễ dàng.
Thực hành chuyển giữa hai hợp âm một cách chậm rãi. Mỗi hợp âm quạt xuống một lần. Điều này một lần nữa giúp bạn cải thiện khả năng ghi nhớ và kiểm soát. Đây không phải bài tập thú vị nhất. Nhưng nó giống như trong cuộc sống, những điều tốt đẹp thường dễ đón nhận. Sẽ có đôi chút khó khăn và bạn phải mạnh mẽ hơn những người khác, quyết tâm, tập trung và hết mình.
Chọn một tốc độ hợp lý để tập thật chậm. Sử dụng máy đếm nhịp để theo dõi sự tiến bộ của bạn nhé. Bạn sẽ ngạc nhiên về mức độ hiệu quả của phương pháp này.
9) Giữ tay phải luôn chuyển động
Dù có chuyện gì xảy ra, bấm sai bên tay trái hay quạt nhầm dây thì bạn hãy cố gắng giữ cho tay phải của mình luôn chuyển động. Hãy điều chỉnh cho tay trái của bạn theo kịp với tay phải đang quạt hoặc gảy đàn. Không làm ngược lại nhé.
Bộ não của bạn thường có xu hướng muốn cả hai tay di chuyển cùng một lúc. Khi mới tập đàn nó làm cho tay phải tạm dừng và đợi tay trái bấm hết hợp âm thì mới đánh tiếp.
Vì vậy, hãy đánh lừa bộ não của bạn!
Khi thực hành phương pháp này, hãy làm theo các hướng dẫn sau:
- Hãy sử dụng máy đếm nhịp. Sử dụng công cụ này để giúp bạn chơi đúng nhịp và giúp bạn thấy được sự tiến bộ rõ ràng về tốc độ. Và giúp bạn tăng tốc độ một cách ổn định.
- Khi không sử dụng máy đếm nhịp vẫn đếm cẩn thận bằng miệng và chơi từng hợp âm với cùng khoảng cách thời gian giữa chúng.
Ví dụ; quạt xuống ở số đếm 1 của ô nhịp (1-2-3-4), chuyển hợp âm và lặp lại (chuyển-2-3-4-chuyển-2-3-4, v.v.).
10) Thực hành, thực hành và thực hành thật nhiều
Hãy nhớ rằng, bạn càng luyện tập nhiều, bạn sẽ càng nhanh chóng kiểm soát được kỹ năng chuyển hợp âm của mình.
Hãy làm theo các thủ thuật trong bài viết và bạn sẽ ngạc nhiên về tốc độ chuyển hợp âm từ cảm giác không thể thành chuyện nhỏ. Điều này chỉ có thể đạt được khi bạn thực hành đúng kế hoạch và chăm chỉ.
Hãy có niềm tin vào bản thân, và cố gắng vì… bạn CÓ THỂ làm được!
Hãy tham gia group Guitar Zone trên facebook để cập nhật những bài viết mới nhất nhé các bạn. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: Your Guitar Brain
Thoại Nguyễn
Software Development Engineer at Mobile App Freelancer | Leader at Airline Band | Former Musical Instrument Team Leader at Passion Club – CLB Nghệ Thuật trường Đại học Công Nghệ